2/15/25

TRAI TRẺ SỢ GÌ?

Những năm tháng tuổi trẻ, điều làm cha sợ nhất không phải là không có tiền, không phải là không có nhà, k phải không có xe...

.

Mà tận sâu thẳm trong lòng, cha sợ nhất: người ta không đánh giá cao mình, gia đình không tin tưởng, người thân không khích lệ, bạn bè không thấu hiểu, xã hội không tôn trọng...

.

Nhưng thật lạ đời, khi sợ đủ, và nhìn đủ, cảm nhận đủ tận cùng những nỗi sợ, những nỗi đau ... rồi tự liếm láp vết thương, tự vỗ về an ủi, tự tái sinh và phục hồi...

.

Cha lại nhìn thấy một nét đẹp khác của cuộc đời, người ta không đánh giá cao mình lại là một món quà giá trị vô cùng, chẳng ai làm phiền, chẳng ai lợi dụng, chẳng ai đến bào cho mòn rồi vứt bỏ một cách lạnh lùng vô cảm khi mình mòn đi và không còn giá trị... Người đời đánh giá thấp mình là họ đang trao cho ta một món quà: món quà của bình yên và sự tự do.


<coc>

1/19/25

ĐÉO CẦN QUAN TÂM

ĐÉO CẦN QUAN TÂM

.

Dù là ai đi chăng nữa...

.

Nghe bậy, thậm chí nghe mất dạy đúng không các con?

.

Nhưng các con nghe không nhầm đâu, đó là kinh nghiệm để đời, mà bố muốn nói khi các con trưởng thành...

.

Xã hội này không ai quan tâm tới các con, trừ khi các con tự biết quan tâm tới chính mình...

.

Hãy quên lời phán xét từ họ, hãy quên lời nhận định từ người thân, hãy quên ánh mắt đầy quan điểm hạn hẹp...

.

Hãy sống có lý tưởng, có niềm tin với đấng bề trên, có hiểu biết về quy luật 2 mặt của cuộc đời...

.

Theo đuổi điều làm con khoái, mà chẳng gây hại tới ai, thậm chí giúp được họ...

.

Còn lại dù cho họ nói gì, thậm chí là bố đi chăng nữa, sẽ có lúc con cần phải ĐÉO CẦN QUAN TÂM...

.

Vì chỉ con mới biết con cần gì và muốn gì ... nhưng đừng lầm tưởng sự kiêu căng và vô học... con hiểu điều bố muốn nói chứ?

.

Sống và thưởng thức đời mình con nhé, bố mẹ tự lo cho mình, cũng như con hãy lo cho đời con.

12/5/24

DAO CÙN

Hãy để xã hội nhìn con trông giống như 1 chiếc "DAO CÙN"...

.

Bởi vì khi đó, con sẽ không còn phải lo... bất cứ ai cũng có thể cầm con lên chặt vô tội vạ: gốc chuối, ngọn cỏ, bãi phân...

.

Và sau đó ném con vào xó xỉnh khi con cùn đi, khi con hết giá trị, không một lời cảm ơn, không một niềm trân trọng... vì họ coi đó là điều hiển nhiên đối với 1 CON DAO BÌNH THƯỜNG...

.

Nhưng đối với 1 con dao cùn thì không, vì cùn nên không ai để mắt, không ai thèm ngó, và cũng chẳng ai làm phiền được con... 


<cóc>



10/3/24

THIỀN

Con trai à, cuộc đời như một cái ống cống ấy, khi chúng ta sinh ra chúng ta rất vui vẻ, thưởng thức những thứ mới lạ mà cuộc sống này ban cho... 

Cho đến khi chúng ta bước vào cái ống cống - chiếc ống cống của cuộc đời... 

Người già và trẻ nhỏ đều rất ngây thơ, đáng yêu, biết yêu cuộc sống... họ có 1 điểm chung là đều đứng ở bên ngoài chiếc ống cống cuộc đời...

Tuy nhiên cũng có điểm khác, trẻ nhỏ thì chưa đến lúc bước vào, và người già thì đã bước ra...

***

Ở thời đại này, người ta nói quá nhiều về THIỀN, về các trường phái, biến thể của THIỀN... nhưng cho dù thế nào thì mục tiêu họ đem ra để nói đa phần là một kỹ thuật, phương pháp giúp con người ĐẠT được 1 trạng thái nào đó... mà họ chưa biết... hay cũng có thể họ chỉ muốn làm thế nào để THOÁT KHỎI NHỮNG TRẠNG THÁI chán bỏ xừ hiện tại là được ???

Nhưng khổ cái, càng Thiền, càng tìm, càng chơi các món mà dùng đến TRÍ, càng đếch thấy thoát được...

***

Con trai à, khi chúng ta nói với nhau về trời mưa, mưa rào, mưa ngâu, mưa xuân... thì cho dù chúng ta nói và mô tả hay đến như thế nào đi chăng nữa... 

Nói dở thì cùng lắm là văn thơ lủng củng như bố, còn nói hay thì cùng lắm là ĐÃ như nhạc Trịnh Công Sơn là cùng đúng không???

Nhưng xét cho cùng, dù hay dù dở, đó cũng chẳng phải là cơn mưa... Cơn mưa thực sự không cần nói, không cần tả... cơn mưa thực sự là đưa tay ra và hứng những hạt mưa tí tách rơi, là những chiều bên hiên góc cafe phố, trà đá vỉa hè ngắm mưa bay... hay những ngày hè tuổi thơ tắm mình nô đùa dưới cơn mưa rào...

Cái THIỀN đích thực của cuộc sống này, cũng vậy, chẳng cần mô tả, chẳng cần đi tìm, chẳng cần đúng - sai, chẳng cần chứng minh phương pháp này, chê bai phương pháp nọ... Cái THIỀN gốc rễ của cuộc đời này là SỐNG... là thực sự ĐI RA VÀ SỐNG... Thưởng thức cả cái THƠM và cả cái KHẮM - đó chính là sống, ngược lại là trốn chạy cuộc sống. Hãy sống đi - đó chính là THIỀN.

Dù gì chúng ta cũng đã xuất hiện trên cõi đời này, dù chúng ta nghĩ nhiều, hay chẳng nghĩ gì ... thì bây giờ cũng chẳng cần phải bận tâm... nghĩ nhiều cũng được, nghĩ ít cũng hay...mà kể cả bận tâm tí cũng chẳng sao, biết thế là được, xong rồi nói chung là cứ SỐNG ĐI thôi.

Chiều nay làm cốc bia hơi Hà Nội nhỉ? 

Giờ chúng mày nhỏ bám đít bố, sau này lớn lại bám đít gái, không về rủ bố đi làm cốc bia hơi thì đừng có trách.

<coc>




5/23/24

ĐỪNG TRANH KHÔN VÀ CHỈ DẠY NGƯỜI KHÁC

Dù hiểu biết rộng hơn, cũng đừng tranh khôn với người khác, kể cả có Tâm muốn chia sẻ cho họ...
.
Trong khi nói chuyện, giao tiếp cuộc sống, với người có quan điểm khác mình, tranh hơn thua đúng sai, hãy để họ hơn, đừng cố cướp lời... miễn là những điều họ nói không ảnh hưởng gì đến LỢI ÍCH của các con, thì tất cả cứ hòa nhã mà xử xự...
.
Bởi vì tranh hơn thua chỉ thỏa mãn cho BẢN NGÃ (CÁI TÔI) tức thời, nhưng nhìn chung những hệ quả còn lại thì chả có lợi gì cho các con cả... Đa phần là có hại (hại lớn, hại tiềm ẩn), chưa kể gieo nên nhân Đố kỵ, Ghen tức, Hiềm khích... từ chính những người nhận được lời khuyên, lời chỉ bảo... từ các con...
.
Chỉ đưa ra một số lời chân thành, khi họ chủ động tìm tới, và có lòng cầu thị, tha thiết...
.
Nhớ lấy câu này:

"Mưa to không tưới cỏ không rễ,
Đạo lý rộng chỉ dẫn người có duyên..."
.
Ra đời làm ăn thì nhớ: Đạo bất đồng bất tương vi mưu, họ không đủ duyên, không đủ nhận thức, nói nghìn lời hay, làm vạn điều tốt... vô ích, hãy bảo toàn và lo cho thân mình trước...

<coc>




11/19/23

TẬN TRUNG

- Cúng tế như Tổ tiên đang ở bên cạnh,

- Làm việc như thể cấp trên đang quan sát,

- Sống và chơi giữ được mình, kể cả khi không có ai thấy, ai biết, hay ai giám sát, nhắc nhở...

.

Đó là sự tận trung - chí thành...

.

Một người con, người cháu phải có sự tận trung chí thành với Nguồn cội, Tiên tổ. Nó biểu hiện rõ nét ở lòng biết ơn, đoàn kết anh em, coi tình nghĩa trên hết đồng tiền.

Một người Chồng, người Vợ, người Cha Mẹ phải có sự tận trung chí thành với Gia đình của mình. Nó biểu hiện rõ nét ở tấm lòng chung thủy, đức hy sinh.

Một người đáng kết giao để làm việc, hợp tác, hay làm bạn đúng nghĩa, phải có sự tận trung chí thành với nhau. Nó biểu hiện rõ nét ở sự Chân thành, không ngại giấu điểm yếu.

<coc>

11/2/23

KHỔ HẠNH

- Sự mãn nguyện, giản dị

- Tính nghiêm túc tự chủ 

- Và sự tu thân, sửa mình 

là khổ hạnh về Ý...

.

Sự khổ hạnh được biểu diễn, thực hiện do kiêu ngạo để được nổi danh, được người đời trọng vọng và tôn sùng là khổ hạnh trong dục tính. 

.

Trông khổ hạnh mà không phải khổ hạnh, trông bình thường mà lại là khổ hạnh.


10/30/23

TIN VÀO NHỮNG ĐIỀU ĐÚNG ĐẮN

Con trai,

Nếu con có một Mục tiêu để sống,

Một lý tưởng để theo đuổi,

Tin vào những điều đúng đắn,

.

Hãy cứ sống là chính mình, kiên trì và giữ vững lập trường.

.

Đừng bao giờ cố gắng cải thiện "hình ảnh" của con trong mắt ai,

.

Bởi vì:

Con hết sức bình thường trong mắt người không biết con,

Trông kiêu ngạo, và xấu xí trong mắt kẻ ganh ghét,

Thiện lành trong mắt những người bạn biết và hiểu con,

Tuyệt vời trong mắt của người yêu - thương con thực lòng.

.

Hãy nhớ, chẳng cần phải cố thay đổi hình ảnh của con trong mắt của ai, con là con, và cái nhìn cũng như nhận thức là của họ...

.

Những gì cha đã sống qua, cha sẽ kể lại cho con trên blog này.

<coc>

10/25/23

CẢM HỨNG VÀ NĂNG LƯỢNG

Cảm hứng và Năng lượng đến từ đâu nhỉ?

.

Thi thoảng cứ tưởng tượng ra cái cảnh quay trở lại lúc ngày mài đít 8 tiếng đi làm theo sự sắp xếp của người khác, hay cái cảnh phải o bế con người, sở thích... thậm chí đến tiếng nói, cách ngồi... ôi thôi hoảng loạn anh em ạ... Đéo khác gì tù chung thân.

.

Cảm giác nó như ngục tù, bí bách, ngột ngạt... và thực sự mệt.

.

Con người sinh ra chưa biết cách sống, đã phải lao vào sống, tưởng chừng tự do nhưng chẳng phải... Chúng ta không thấy cái gông cùm mà thôi...

.

Tôi thì ghét nhất khi làm việc cứ có cái bố bỏ mẹ nào đứng sau lưng chỉ chỉ trỏ trỏ. Chẳng còn cảm hứng đếch gì mà làm, cái nghề Thiết kế nó cần phải cảm hứng, nó cần phải suy nghĩ, nó cần tư duy chiều sâu, sự đồng điệu với người chủ nhà... Bắt ép mà nặn ra như trứng gà công nghiệp, sau đó gán cho nó mấy cái mác công ty này công ty kia, chuyên gia này chuyên gia nọ... Thật sự lởm đời và phát ói.

.

Nghỉ mẹ nó ra đi chơi với đời còn hơn... Có cháo ăn cháo, có cơm ăn cơm... Thời gian đầu thích nghi cũng khó, bạn ít đi (may mà toàn bọn đểu và lợi dụng), tiền khó kiếm, nhưng mà sướng, tâm hồn phóng khoáng... thích thì hội tụ không thích thì ta đi đường ta. Chả sao cả... Cây cỏ mọc ven đường có bao giờ than vãn đâu, con chim con cá có bao giờ kêu ca đời sao buồn và nhạt nhẽo quá đâu, chúng nó hót líu lo cả ngày...

.

Chẳng qua.

.

Cái guồng máy xã hội, cái vòng quay gông cùm vô hình nó trói buộc con người vào - khó thoát ra được nếu không có BẢN LĨNH. Bản lĩnh dám sống theo điều mình muốn, bản lĩnh dám đối diện với con người mình cả khoảng sáng lẫn góc tối, bản lĩnh dám khác cái đám đông lốn nhốn ngày ngày bắt chước nhau như một khuôn đúc ra từ mấy cái dây chuyền công nghiệp vô hồn.

.

Cảm hứng nó đến từ những giây phút TỰ DO... Có tự do tinh thần sẽ đưa anh em làm những cái mà nó như không làm, nó say mê, thích thú, và theo đuổi... Chẳng có sự mệt gì cả... Thời gian bao nhiêu đếch quan trọng. Chỉ như một dòng chảy tự nhiên...

.

Năng lượng nó đến từ bản lĩnh của anh em, ấp ủ từ cô đơn, khó khăn, thử thách... cứ giữ vững lý tưởng, mục tiêu sống của anh em... đôi lúc có chút bất chấp, ngông cuồng... trong những lúc như vậy, Năng lượng tự khắc sinh ra cho anh em bước tiếp, phải như thế dòng đời mới không xô đẩy, vặn vọ méo mó đi cái CON NGƯỜI THẬT SỰ của anh em được... Cuộc đời chỉ sống có 1 thôi, mà kể cả có nhiều kiếp đi, mà kiếp này không thử sống, thử nghiệm, thì cái kiếp sau lại tiếp tục rơi vào cái vòng luẩn quẩn, vậy có sống tỷ kiếp cũng vô nghĩa... 

Anh em theo đuổi vật chất, danh vọng, hình thức... làm kim chỉ nam, đến một lúc nào đó - kể cả đạt được đỉnh cao rồi, anh em vẫn thấy trống vô cùng, thậm chí nó còn trống tỷ lệ thuận với danh vọng anh em đạt được... Bởi vì CON NGƯỜI THẬT CỦA ANH EM nó khó chịu, nó bị gông cùm, nó không được SỐNG CÁI SỐNG THỰC mà nó muốn... 

.

Đừng ai bảo khó lắm - biết cái mình muốn là gì khó lắm ... La khó nhưng lại không làm, anh em gồng gánh ngoài xã hội nhiều, thần thái cũng ác, đối diện ông nọ bà kia, hợp đồng này nọ... Nhưng anh em đã bao giờ đối diện với chính mình đâu? Đối diện với chính mình đi, cái đẹp cái xấu, cái sáng cái tối, khi một mình đủ lâu, anh em sẽ biết đích xác mình muốn gì, cái gì trên đời là quan trọng, xứng đáng để theo đuổi...

.

Văn thơ cũng vậy, chau chuốt làm chi, đi ra và sống mới là quan trọng.

(cóc)

10/21/23

KẺ MẠNH

Người ta cứ lầm lẫn về Người tốt Kẻ xấu,

Về Kẻ giàu Người nghèo,

Về việc Thiện việc Ác,

Về người yếu kẻ mạnh...

.

Lựa chọn một bên nào, đồng nghĩa cán cân cũng khiến bên còn lại chuyển động theo...

.

Chưa có trải nghiệm về "cái thiện đúng" thì đâu biết thế nào là "thiện" là "ác"... Đó chẳng qua là cái hiểu học vẹt mà thôi. Lựa chọn cái thiện theo lẽ nhị nguyên ở đời cũng là sự "châm ngòi" cái ác rồi, thiện mà là ác - ác mà là thiện.

.

"Khi biết được thực sự ai là kẻ mạnh, chính là lúc ta trở thành kẻ mạnh."

(coc)

7/20/23

PHÒNG THỜ - NÊN ĐẶT Ở ĐÂU?

Trong một căn nhà, không gian kết nối vô cùng quan trọng...

.

Xưa kia, trong những căn nhà 3 gian, không gian kết nối, dạy giỗ, giáo huấn, sum họp, bàn bạc... trong 1 GĐ đó là Phòng Thờ... Cả GĐ dù nhiều thế hệ, quan điểm khác nhau, có mâu thuẫn, có giàu nghèo... Nhưng họ luôn đề cao và hướng về Tổ tiên... Mọi sự khác biệt của họ khi tề tựu về không gian chung này, dưới sự nhất quán đồng lòng trước chứng giám của Tiên tổ... Giúp cho gia đình ấy đoàn kết, vững bền, con cháu có gốc có cội... Tất thảy mọi thứ trên đời đều là quan điểm, đều khác biệt, đều thay đổi... duy chỉ có Niềm tin chung này cần phải gìn giữ bất biến...

.

Điều đó giúp con người phát triển Siêu Ngã tâm linh, phần cao nhất trong tháp nhu cầu, giúp họ vững vàng trong cuộc sống, thủ thỉ khi cô đơn, sám hối khi sai lầm, có chỗ dựa khi thất bại để đứng lên, có nơi để về... Cái hồn của căn nhà là ở đó, không phải ở Quyển Sổ đỏ, sổ hồng.

.

Ngày nay, cơ cấu nhà khác, lối sống khác, mọi thứ liên tục thay đổi, kể cả cách thờ tự cũng chạy theo mốt...Bản chất của việc Thờ là sự tưởng nhớ, sự sum vầy, sự kết nối dưới chứng giám của 1 Đấng bề trên, trong quy mô Gia đình là Tổ tiên... Dần biến đổi bằng những căn phòng hào nhoáng, sặc sỡ, đặt lên cao, hay vào những phương vị Bát trạch cho là tốt mà không có sự kiểm chứng?... Thay vì: ở nơi giao thoa, sum vầy, không gian sinh hoạt chung kết nối giữa các thành viên trong gia đình, làm nền tảng gốc rễ bất biến cho tinh thần của các thế hệ sau.

.

Hiện tại, đối với nhà ống, Phòng thờ nên ở nhữg vị trí trung tâm cả theo trục dọc và trục ngag của căn nhà, tốt hơn nữa hãy kết hợp làm 1 phòng trà, sách, đàn, vẽ..  hay gom chung là không gian đam mê, thư giãn, sở thích cho tất cả thành viên của Gia đình vào không gian này... Có thể kết hợp cùng giếng trời, cây xanh, 1 vài tiểu cảnh theo cá tính riêng.

.

Bạn không để cho cái bụng của mình đói, thì tinh thần cũng vậy, đừng bỏ đói cái nào cả...Dung tích dạ dày có giới hạn, nhưg dung tích tinh thần là vô hạn.

Note:

- Hãy nghĩ xem, các cụ già thích ngồi ở vị trí mà con cháu quây quần, chơi đùa, cười thỏa thích... Hay các cụ sẽ thích trốn vào một căn phòng kín biệt lập?... Đó vậy mà con cháu lại làm Phòng cho các cụ tít ở trên nóc nhà, 1 tháng lên đúng lệ 2 lần, nhiều nơi còn đi xem Thầy Bà ma quỷ nói phòng thờ phải tĩnh, không được động, không đc ánh mặt trời chiếu vào... Các cụ cũng từng sống, và chúng ta cũng sẽ là các cụ... chúng ta muốn gì? Thì hãy làm cho các cụ thế ấy... Chớ phí tiền đi hỏi, để người ta lại nhét chữ vào miệng các cụ. TỘI lắm!

- Bạn có thể hỏi con bạn trong độ tuổi ngang bướng, nó muốn gì, nó sẽ không nói, không muốn chia sẻ, bởi vị nó sợ cha mẹ nghe để áp đặt, chứ không phải nghe để hiểu và đồng cảm... Tuy nhiên, những việc đó sẽ được con cái thể hiện ở không gian chung, không gian phòng riêng của chúng, dưới việc sắp đặt đồ đạc, sưu tầm sẽ biết chúng muốn gì, khao khát gì, thèm điều gì, ghét điều gì.

- Muốn viết dài nữa để Gia chủ có duyên đọc được mà làm Cái Nhà của mình thực sự là cái nhà, chứ không phải cái hình nhà dăm ba tỷ, nhưng vô hồn, nghèo nàn đến mức chả có gì ngoài tiền... Nhưng zalo chỉ cho viết tối đa 2000 chữ, bác nào cần thì ghé blog hoặc ghé tệ xá uống chén trà loãng, cùng chia sẻ.

<kts khuongthanh>





6/24/23

NHIỆM VỤ GỐC RỄ CỦA MỘT KIẾN TRÚC SƯ

Nhiệm vụ gốc rễ nhất của 1 Kiến trúc sư không phải là mang toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm, hay sở thích riêng của mình, nhét vào một căn nhà mà anh ta đang triển khai Thiết kế... Không phải đơn thuần là vẽ ra mấy tờ A3, A4. Cũng không phải làm thay Gia chủ quyết định không gian thế này mới đúng thế kia là sai... Không gian thế nào, chỉ có Gia chủ biết, họ phải tìm ra thứ mình muốn, trước khi muốn người khác làm gì đó cho mình...

Giống như ăn cơm vậy, mỗi người 1 khẩu vị, đôi khi không hiểu tại sao, nhưng nó là vậy. Cơm có món cứng món mềm, có vị chua, cay, mặn, ngọt... Anh có thể bảo ăn cay hại lắm, đừng ăn... Nhưng một người khác hoàn toàn có thể phản bác: "Kệ mẹ tôi, ăn cay hại, vậy ông ăn ngọt có bị tiểu đường không, ăn chua có đau dạ dày không, ăn cứng có sái quai hàm không?"... . Xét về không gian cũng không khác ăn cơm là mấy, căn nhà là không gian... Anh muốn làm một căn nhà tốt, anh phải biết mình thực sự muốn gì, cái không gian như thế nào thì giúp cho anh nằm ườn thư thái, cái không gian thế nào giúp anh thích thú và an toàn khi tọa vào đúng cái chỗ ngồi, cái căn phòng ấy? Anh muốn thưởng thức, nếm mọi thứ bằng các giác quan của anh, hay anh thích nếm bằng giác quan của người khác...? (bố tổ giác quan ông khác cũng là nếm bằng giác quan của ông khác nữa, và cứ thế các anh nếm cuộc đời bằng những nhãn dán).

Nó nằm ở cái phần sâu trong anh, anh không lôi được ra để biết nó là gì, thì có bố tổ ông KTS cũng không lôi được hộ anh... Họa chăng ăn may trúng ý, nhưng trường hợp như vậy không nhiều. . Một người Kiến trúc sư có tự trọng, chỉ có thể giúp anh dựng lên cái mong muốn thô sơ của anh thành những đường vẽ sắc nét rõ ràng, hạn chế tối đa những bất cập từ mong muốn của cái A nhưng sẽ tạo nhược điểm cho cái B. Chỉ cho anh thấy nếu làm vậy có cái hay cái dở như thế nào, nếu cái dở không xử lý được, vậy thì anh có thể chấp nhận được cái dở đó để đánh đổi lấy cái hay khác mà anh muốn hay không?... . Và anh thấy đó, Thiết kế đúng nghĩa của một Kiến trúc sư có tự trọng, không phải qua 1, 3 câu nói của anh là Thiết kế cho anh cái này cái nọ, cái đẹp cái sang, hơn ông hàng xóm... Nó trải qua quá trình tư duy, những buổi trao đổi THẲNG THẮN, có chiều sâu và hiệu quả... Kiến trúc sư tự trọng không phải là người vẽ cho anh 3 cái thứ hình thức, giống của ông nọ bà kia, mà gốc rễ nhất là người giúp anh lôi ra cái MUỐN cái CẢM GIÁC ở trong anh, và cuối cùng kết lại bằng những bản vẽ kỹ thuật thi công. ...

Đồng ý, Kiến trúc sư có quyền có phong cách, có cá tính, có cái tôi... và yêu cầu căn nhà phải theo chủ quan của người Thiết kế, phải có cá tính Nghệ thuật, chất riêng của Người Thiết kế... Nhưng hãy để ý xem, có mấy ai đủ ăn đủ mặc, có mấy gia đình trung lưu mà treo tranh của Picasso hay của Van Gogh hay không???

Những người muốn mua cái tôi, cái cá tính của Người Thiết kế, thông thường họ đã có thừa rất nhiều căn nhà rồi, cái lúc này họ cần ở cái CẢM nhiều hơn là cái MUỐN nguyên thủy về một nơi chốn, một chỗ ở đúng nghĩa... <kts khuongthanh>