Hãy đối mặt với sự thật rằng “Giả bộ để là một ai đó không phải bạn chính là thứ trải nghiệm tệ hại nhất trên thế giới này, và nhận ra rằng “Bạn đang cố giả vờ là một ai đó khác” thậm chí còn đau khổ hơn.
Vậy nên làm gì khi bản thân nhận ra chúng ta đang không thành thật với chính mình?
Mọi người thường xuyên khiến việc diễn tả “tính xác thực” của một con người trở thành một điều gì đó thật lớn lao, trong khi thực tế “sống đúng với bản thân”lại là một việc khá đơn giản. Nhưng – nó không phải dành cho những người nhút nhát. Để sống đúng với chính mình, bạn cần nhiều can đảm. Tuy nhiên, sự can đảm là nguồn năng lượng mà tất cả chúng ta đều có quyền truy cập mặc cho việc chúng ta cảm thấy không an toàn với nó.
Nếu bạn cảm thấy mình đang sống một cách dối trá (living a lie), hãy tha thứ cho mình. Nó là điều tương đối bình thường, nhiều người trong số chúng ta đều cảm thấy điều này. Trong thực tế, học cách sống đúng với bản thân là một phần của kinh nghiệm phát triển con người. Khi chúng ta bước vào cuộc đời này, định mệnh luôn khiến chúng ta sống cuộc sống “thiếu tính xác thực” vào một lúc nào đó. Thông thường, chúng ta trước hết sẽ cần khám phá ra ai là người mà chúng ta đang “đóng giả” nhằm mục đích khám phá ra chúng ta thực sự lai từ thẳm sâu bên trong. Bởi thế, xin đừng lo lắng. Chẳng có gì sai với bạn cả. Bạn cũng không phải đang mắc lỗi, tuy nhiên, bây giờ chính là lúc bạn cần thức dậy khỏi những giấc mơ và cần làm một số “thực hành tinh thần nghiêm túc”.
29 dấu hiệu bạn đang sống hoàn toàn trong sự dối trá:
Hầu hết mọi người đang tồn tại, vào một lúc nào đó trong cuộc đời họ đều sẽ dừng lại và nhìn chằm chằm vào cuộc sống của mình. Đôi khi cảm giác trống rỗng bên trong này đi cùng với những cảm xúc như “sự phân rã siêu thực” hay cảm giác rằng “đây không phải cuộc sống của tôi”.
Những người khác cảm thấy khó chịu bởi sức nặng của mặt nạ xã hội (social masks)và những trách nhiệm mà chúng ta phải gánh, dẫn đến tình trạng mất ngủ và lo âu kinh niên. Đôi khi, chúng ta cảm thấy một sự tê tái nặng nề bên trong thứ đang nuốt lấy cuộc đời chúng ta và nhấn chìm nó trong trạng thái trầm cảm.
Nhận thức được rằng chúng ta đang đi sai đường có thể diễn ra rất chậm rãi, như ban ngày biến mất vào bóng đêm hoặc sẽ bất ngờ – giống như một cơn bão tuyết làm héo hon mọi vật xung quanh chúng ta. Cảm giác của sự nhận thức đó đã diễn ra thế nào với bạn?
Đối với tôi, việc nhận ra rằng tôi đang sống trong một lời nói dối lóe lên trong tôi một cách từ từ và diễn ra trong khoảng một năm. Tôi cảm thấy ngày càng bối rối, mất phương hướng, lo lắng, chán nản, và tâm trí tôi xoáy vào một nơi tối tăm. Rất may tôi đã thoát khỏi nơi đó (và tôi sẽ chia sẻ cách tôi đã làm để ra khỏi đó ở cuối bài viết này). Cuối cùng, quyết định của tôi là sống đúng với bản thân mình, và kết quả là việc đốt đi chiếc cầu nối với toàn bộ gia đình có truyền thống theo đạo Cơ đốc giáo của mình – nhưng sự thật bước nhảy vọt vào cái “không biết (the unknown)” là – hoàn toàn và tuyệt đối – xứng đáng. Tôi chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn thế, một sự tổng thể và toàn vẹn hơn !
Bạn có nghĩ rằng mình đang sống trong một lời dối trá? Dưới đây là một số lá cờ đỏ để bạn tìm ra câu trả lời:
- Bạn cảm thấy bản thân bị mắc kẹt
- Bạn thấy như mình không được nghe thấy, không được nhìn thấy và bị đánh giá thấp
- Bạn cảm thấy đơn độc
- Nụ cười của bạn ẩn giấu một nỗi đau đớn khủng khiếp
- Bạn đã cố gắng làm cho cuộc sống của mình trở nên “được xã hội chấp nhận”
- Bạn bị ám ảnh bởi việc làm hài lòng những người khác (Những lời khen ngợi trống rỗng, mở rộng quá mức những mối quan hệ, tìm kiếm sự chấp thuận,..etc)
- Bạn đã mệt mỏi với việc đưa vào mình những tính cách giả mạo (fake personalities).
- Bạn đánh giá giá trị bản thân dựa vào cách những người khác cảm nhận về bạn
- Bạn hy sinh tất cả những ham muốn và ước mơ của mình
- Bạn hiếm khi cảm thấy hạnh phúc thật sự
- Bạn liên tục mang một cảm giác sợ hãi trong lõm thượng vị của bạn(the pit of the stomach – lõm thượng vị (giữa các xương cụt bên dưới xương ức)
- Bạn đã quên những gì khiến bạn cảm thấy vui tươi và toàn vẹn
- Bạn chạy trốn khỏi thực tế thông qua những sự nghiện ngập.
- Cuộc sống trống trải, buồn bã, ảm đạm, thê lương
- Bạn cảm thấy bị rút kiệt sức
- Bạn chán nản với cuộc sống
- Bạn có cảm giác rằng bạn đang sống trong một chế độ tự động
- Bạn mang một trái tim đầy những hối tiếc
- Bạn tiếp tục mơ mộng về những gì “đã có thể là”
- Tâm trí của bạn bị ám ảnh bởi quá khứ
- Bạn gặp rắc rối khi biểu lộ bản thân mình
- Bạn bị bao vây bởi những người thích phán xét và thiếu sự ủng hộ, khuyến khích, cảm thông
- Bạn nhìn vào cuộc sống của mình và cảm thấy như “nó không phải của bạn” nữa
- Bạn giấu diếm nhiều bí mật với mọi người
- Bạn sợ nói ra cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách công khai
- Bạn ngầm hủy hoại bản thân
- Bạn phải đấu tranh, vật lộn với sự ghê tởm bản thân
- Bạn cảm thấy như bạn không biết mình là ai nữa
Hãy dừng lại và suy nghĩ về những dấu hiệu này. Bao nhiêu điều bạn cảm thấy tương đồng với mình? Bạn càng có nhiều dấu hiệu khiến bạn muốn trả lời “Vâng” thì đồng nghĩa với việc bạn đang phải sống một “cuộc sống thiếu tính xác thực”.
10 cách để sống thật là mình
Cần can đảm để lớn lên và trở thành người bạn thực sự là. – E. E. Cummings
Mỗi người chúng ta đều có một số phận, một con đường sự sống thật sự, một sứ mệnh tâm hồn sâu sắc. Khi chúng ta ngây thơ lắng nghe người khác nói và cố gắng làm cho cuộc sống của chúng ta phù hợp với mong đợi của họ, đồng nghĩa với việc chúng ta không tuân theo mục tiêu cuối cùng của cuộc đời. Đó không phải là chúng ra đang cố tình đi theo con đường sai, thay vào đó, cuộc sống bị nứt gãy của của chúng ta là kết quả của một cuộc sống với chế độ tự lái một cách vô thức (unconsciously conditioned autopilot living).
Chúng ta ngay từ nhỏ được dạy dỗ rằng phải biết lắng nghe “các bậc trưởng lão” và phải tuân phục xã hội. Và mặc dù sự “cố gắng hòa nhập” đã giúp chúng ta học những bài học chúng ta cần như những đứa trẻ, làm người khác hài lòng bằng cách cố gắng trở thành một hình mẫu lạc hậu của sự sống khi trưởng thành sau đó. Như những người lớn, chúng ta phải học cách đứng trên chính đôi chân của mình và học cách đưa ra những quyết định đến từ trái tim và tâm hồn chứ không phải vì người khác bảo chúng ta phải làm (như cha mẹ, bạn bè, người yêu hoặc văn hóa, truyền thống) – đó mới chính là sự trưởng thành thật sự.
Nếu bạn đang khao khát kết nối với tâm hồn mình và sống đúng với bản thân, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích (và đừng lo lắng, bạn có thể làm những điều này ngay cả khi bạn cảm thấy sợ hãi):
1 – Chịu trách nhiệm về hạnh phúc của bạn
Hãy nghiêm túc ngồi xuống và suy nghĩ về điều này: những người khác có trách nhiệm làm cho bạn hạnh phúc, hay bạn có trách nhiệm cho hạnh phúc của chính mình? Khi chúng ta không thành thật với bản thân, chúng ta có xu hướng để cho người khác (hoặc số phận) nắm giữ cuộc sống của chúng ta. Phương pháp thụ động này đơn giản chỉ mang đến sự bất hạnh và thất vọng. Đừng chỉ là người ngoài cuộc thụ động: hãy giành lại cuộc sống của bạn và trở lại là chính mình! Không ai chịu trách nhiệm về cuộc sống của bạn – ngoài chính bạn. Không ai có trách nhiệm làm cho bạn cảm thấy hoàn thiện – mà là chính bạn! Thời điểm bạn bước lên thách thức là thời điểm bạn bắt đầu cảm thấy được trao quyền trở lại.
2 – Thoát khỏi tâm trí và bước vào địa hạt của trái tim
Chúng ta cần cả tâm trí lẫn trái tim cùng làm việc trong sự hiệp đồng, nhưng chúng ta được dạy cách thờ phụng tâm trí và làm tầm thường hóa trái tim. Nếu tâm trí bạn luôn là những cuộc đua và tràn ngập suy nghĩ, hãy tìm cách quay lại. Tìm cách thư giãn tâm trí của bạn để bạn có thể lắng nghe trái tim của bạn một lần nữa. Hãy nhớ rằng trái tim của bạn là cánh cửa cho tâm hồn. Mọi điều tâm hồn bạn muốn truyền đạt đều có thể cảm nhận bằng trái tim. Một số cách để thư giãn tâm trí bao gồm kỹ thuật thở (như pranayama), thiền, khí công, yoga, kĩ thuật Guided visualizations (một kỹ thuật thư giãn trong đó từ ngữ, âm thanh, được sử dụng để gợi lên hình ảnh, cảm giác và suy nghĩ tích cực) và chánh niệm.
3 – Thận trọng bỏ đi những người thiếu sự thiếu sự cảm thông, giúp đỡ hay mang nhiều cảm xúc tiêu cực (Deliberately remove unsupportive and toxic people)
Điều quan trọng là chúng ta thể hiện lòng trắc ẩn đối với những người suy nghĩ tiêu cực và hay phán xét, nhưng chúng ta không nhất thiết phải giữ họ xung quanh mình. Hãy suy nghĩ về những người mà bạn không muốn ở bên cạnh và thử nghiệm việc tách họ ra khỏi cuộc sống của bạn. Nếu bạn phát hiện ra rằng cuộc sống của bạn nhẹ nhàng hơn khi một số người nhất định đã biến mất, hãy quyết định cắt bỏ họ ra khỏi cuộc sống của bạn, với sự tử tế. Hãy cảm ơn vì vai trò của họ, nhưng hãy tiếp tục bước đi và tìm kiếm những người phù hợp hơn với mình.
4 – Ngừng trốn tránh bản thân
Khám phá lại việc bạn là ai. Ngồi xuống và khám phá những suy nghĩ của bạn thông qua một trang nhật ký hoặc tìm cách thể hiện cảm xúc của mình thông qua nghệ thuật, hoạt động hoặc một số hình thức sáng tạo. Bạn không cần phải là một người cầu toàn: chỉ cần cho phép bản thân kết nối lại với nội tâm của chính mình. Hãy chắc chắn rằng bạn đặt một khoảng thời gian rõ ràng mỗi ngày để làm việc này hoặc bạn có thể tìm cách trì hoãn hoặc thuận tiện để “quên đi”. Hãy cố gắng dành ít nhất mười phút, nhưng đặt mục tiêu sẽ tăng khoảng thời gian khám phá bản thân này lên thành nửa giờ hoặc nhiều hơn.
5 – Chấp nhận bản thân và ngừng việc cố gắng để được “yêu thích (bởi mọi người)”
Nếu bạn cảm thấy mình bị ghét hoặc không thích, đây là một trong những điều tệ nhất có thể xảy đến với bạn và cũng có thể bạn là một người “thích làm mọi người hài lòng”. Những người muốn làm hài lòng mọi người có một cảm giác yếu ớt về bản thân và rằng mọi điều họ làm đều nhằm mục đích nhận được sự phê duyệt và công nhận từ người khác. Để di chuyển khỏi vai trò “đi làm hài lòng người khác”, bạn cần phải học cách tìm thấy giá trị bản thân trong chính mình hơn là từ những người ngoài. Khi bạn yêu thương và chấp nhận bản thân, bạn không phải làm hài lòng những người khác và giả vờ là những người không phải là bạn. Để yêu thương bản thân, bạn cần phải có sự từ bi, tha thứ, sự quan tâm chân thành tới bản thân. Hãy nhớ rằng, bạn cũng như mọi người trong vụ trụ chúng ta đang sống đều xứng đáng với tình yêu thương và tình cảm của bạn.
6 – Học cách nói Không và bước đi
Khi chúng ta nhận định giá trị bản thân dựa trên quan điểm của người khác, chúng ta thường phải đấu tranh với sự quyết đoán và phải đặt ra một ranh giới. Nói “Có” với mọi người và cam kết với họ khi mà bản thân chúng ta muốn nói “Không” là một trong những lựa chọn tồi tệ và mất chủ quyền nhất mà chúng ta có thể thực hiện. Chẳng có gì cao quý về sự hy sinh, đặc biệt là khi nó được thúc đẩy bởi sự sợ hãi. Chúng ta càng hi sinh những nhu cầu của bản thân cho những ham muốn của người khác, chúng ta càng nhận nhiều sự cay đắng. Đừng để cơn giận dữ này khởi sinh. Học cách nói “Không” theo cáchd dầy tôn trọng và vững chắc. Thương lượng nếu cần nhưng không cho phép mọi người đạp lên bạn. Nếu sự quyết đoán là một vấn đề đối với bạn, hãy thử đọc cuốn “Where to Draw the Line” của Anne Katherine hoặc tham khảo một số hội thảo giúp bạn xây dựng kỹ năng vô giá này.
7 – Kết nối với cảm giác của bạn nhiều hơn
Bạn có thói quen đàn áp cảm xúc của mình? Nếu bạn cảm thấy có cảm giác tê rần từ bên trong hoặc ngắt kết nối khỏi chính mình / người khác, hãy chú ý đến nó. Bạn càng chôn vùi những cảm xúc của mình, chúng càng trở nên nghiêm trọng hơn trong tâm trí vô thức của bạn và biểu hiện ra dưới những hình thái bệnh tật, sự đổ vỡ thần kinh, bùng nổ những cơn thịnh nộ, và thậm chí là các loại bệnh tâm thần. Để có thể xác thực với chính mình, bạn cần phải kết nối với trái tim của bạn. Nếu bạn tin vào hệ thống năng lượng chakra (Các Luân xa), bạn có thể muốn khám phá Luân xa tim hàn gắn. Nếu không, hãy thử một số hình thức Thanh lọc(catharsis) để có thể xuyên qua được bức tường của cảm giác tê liệt. Hãy thử la hét, hét lớn, khóc, cười hoặc bất cứ điều gì hoạt động tích cực đối với cơ thể của bạn (có một kỹ thuật tuyệt vời được gọi là thiền động/dynamic meditation). Khi cảm xúc của bạn bắt đầu xuất hiện, hãy nhẹ nhàng với chính mình. Cho phép bạn cảm thấy không thoải mái hoặc xấu hổ lúc ban đầu, nhận ra rằng biểu hiện cảm xúc là lành mạnh và quan trọng cho hạnh phúc của bạn.
8 – Tha thứ cho chính mình
Một phần của bạn cảm thấy như bạn không xứng đáng để có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc? Hãy tha thứ cho “phần tự ghê tởm bản thân” này của bạn. Nếu bạn cảm thấy khó tha thứ, hãy tha thứ cho việc bạn thiếu sự tha thứ. Hãy để cho bất kỳ sự tức giận nào bạn giữ cho chính mình trôi qua sẽ giúp bạn tìm thấy sự tự do, để thực sự thay đổi và sống một cuộc sống với sự “xác thực/ authentic”. Đừng đổ lỗi cho tình trạng khó khăn mà bản thân bạn đang gặp phải: bạn chỉ đơn giản là làm tốt nhất có thể với kiến thức và mức độ nhận thức mà bạn có. Sai lầm là một điều hoàn toàn bình thường của cuộc sống. Và thực sự … có bất kỳ sai lầm nào không? Hay đó đơn giản là một cơ hội để học hỏi và trưởng thành? Bây giờ, bạn đã được đánh thức và nhận được một khả năng đưa ra những quyết định có ý thức. Nhẹ nhõm làm sao!
9 – Thành thật với chính mình
Hãy thành thật: bạn có thực sự hạnh phúc không? Đây có phải là cách bạn diễn tả cuộc sống của bạn? Học cách sống thật với chính mình là về sự trung thực và minh bạch. Bạn có thể tự lừa dối mình một thời gian, nhưng cuối cùng sự thật sẽ xuất hiện, vì vậy bạn cũng đã có thể thành thật. Mặc dù sự thật có thể khó, nó giống như một loại thuốc ngủ dành cho linh hồn của bạn. Như một câu tục ngữ đã nói “sự thật sẽ giải phóng bạn.”
10 – Dám mơ ước
Vứt tất cả sự tôn trọng xã hội (social respectability)ra ngoài cửa sổ! Vượt trên những giọng nói xâm phạm luôn nói bạn phải làm gì…vậy, điều bạn thực sự muốn làm với cuộc sống của mình là gì? Điều gì đang kêu gọi nơi trái tim bạn? Bạn đam mê điều gì? Giấc mơ bí mật thuở nhỏ của bạn? Ngay cả khi bạn không thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào trong số này, hãy thử nghiệm một chút! Hãy cho phép bản thân bạn trải nghiệm những điều mới và độc đáo. Đừng để ý kiến của người khác trói buộc bạn, chỉ có bạn mới có thể khám phá ra con đường cuối cùng của mình. Chỉ có bạn mới nghe được tiếng gọi tâm hồn bạn. Vì vậy hãy dám ước mơ một chút. Dang đôi cánh của bạn và lao vào không trung. Vâng, có thể bạn sẽ mắc phải sai lầm, nhưng mỗi sai lầm bạn vấp phải sẽ giúp bạn học hỏi để trưởng thành. Không có gì trong cuộc sống của bạn là vô nghĩa nếu bạn nhìn ra bài học tâm hồn ở trong đó. Kết nối với Tự nhiên của bạn và tin tưởng vào sức mạnh nội tại bên trong. Thưởng thức cảm giác được bay một cách tự do giữa bầu trời không giới hạn!
Điều này trên tất cả: để chính mình trở thành sự thật … – Shakespeare (This above all: to thine ownself be true … – Shakespeare)
Rời khỏi tủ chiếc tủ kín, để lộ ra sắc màu thực sự của bạn, và lắng nghe tiếng gọi của tâm hồn – ban đầu những điều này có thể cảm thấy rất đáng sợ. Nhưng cuối cùng, mối quan hệ lâu nhất mà bạn sẽ có chính là với chính mình. Bạn ở bên bạn24/7, vì vậy học cách sống thật với bản thân mình, đó cũng là điều quan trọng nếu bạn muốn sống một cuộc sống đầy sôi nổi và trọn vẹn.
Cuối cùng, đừng quên việc hãy luôn nở nụ cười. Hãy vui chơi. Tiếng cười là liều thuốc hữu ích. Khi bạn ngừng việc khiến mọi thứ trở nên nghiêm trọng hóa, bạn có thể thưởng thức những điệu nhảy của cuộc sống giống như bản chất của chính nó, không còn những bi kịch tự thân.
Nếu bạn có bất cứ kinh nghiệm nào về việc Sống thật với chính mình – hay những câu chuyện về việc thay đổi cuộc đời, xin hãy chia sẻ với chúng tôi bằng việc comment ngay dưới bài viết.
Tác giả
Aletheia Luna. Người dịch Ayako. Nguồn bài viết (
Source)