Tôi không hiểu...
...
Hôm nay tôi thấy trên facebook của một người bạn có post lên món "trạch rán"... nhưng không có lá lốt. Ngay lập tức có ngay một vài người vào comment vội cmn vàng rằng: "ô hô, không có lá lốt em kìa" (đó là tôi suy ra vậy, còn thực ra họ chỉ nói "không thấy có lá lốt").
Tôi thắc mắc, tại sao phải có lá lốt? Tôi cũng chả hiểu tại sao phải có lá lốt, vì tôi ăn có lá lốt hay không có lá lốt cũng thấy giống nhau, chả khác gì, có thể, phải có lý do nào đó, người ta mới rán trạch cùng lá lốt... có thể làm hương vị ngon hơn, hoặc làm đỡ tanh hơn, hoặc sĩ hơn (hoặc một lý do nào đó tôi đếch biết)... nhưng tôi chắc những người comment kia, có khi họ cũng đếch biết, đơn giản họ thấy ở mọi nơi người ta rán trạch với lá lốt, và họ cũng suốt ngày ăn trạch với lá lốt, nên họ thấy "quá lạ" khi người khác không có lá lốt :))).
***
Tôi cũng hay gặp một số người không thích ăn hành. Có người thì bảo có hành mới thơm, có người bảo không có hành còn ra gì món ăn, nhưng mà không - đơn giản người kia họ đếch thích ăn hành, vì họ dùng chính cảm nhận của họ, họ không thích ăn đấy... Mấy ông chê bai kia, chắc gì ông đã dùng cảm nhận của mình, hay là ông dùng cảm nhận của số đông??? Vì ông thấy đa số đều ăn hành, và các quán ăn họ đều cho hành??? Nên... ông cũng ăn hành?
Ha ha ha... cuộc đời lạ quá!!!
<Duy Thanh>
8/30/18
8/22/18
RÙA VÀ CÁ
...
"Thuở xưa có con cá sống dưới hồ nước cùng với con rùa. Một hôm rùa dạo chơi trên mặt đất trở về, gặp cá liền kể:
- Mấy hôm rày tôi đi một vòng trên đất khô.
- Đất khô à, cá lấy làm ngạc nhiên. Bạn nói đất khô, vậy đất khô là gì? Đất mà làm sao khô được? Tôi chưa khi nào thấy bùn đất mà khô cả.
Bản tánh ôn hòa, rùa nhỏ nhẹ đáp:
- Bạn nghĩ như vậy cũng tốt. Nhưng kỳ thực, những nơi mà tôi đi qua mấy hôm rày là mặt đất khô khan.
- Này bạn rùa, bạn nói rõ lại coi. Đất khô mà bạn nói ra làm sao, giống như cái gì? Nó có ẩm ướt không?
- Không.
- Đất khô có mát mẻ, êm dịu và dễ chịu không?
- Không.
- Đất khô có trong suốt và ánh sáng có rọi xuyên qua được không?
- Không.
- Đất khô có mềm mại để mình bơi lội trong ấy không?
- Không.
- Đất có di chuyển và trôi chảy thành dòng không?
- Không.
Cá rất bực mình với loạt trả lời không, không của rùa nhưng vẫn gặng hỏi.
- Đất có nổi sóng và tan ra thành bọt không?
- Không. Rùa thành thật trả lời.
Cá bỗng nhiên cười lớn, lộ vẻ hân hoan của người thắng cuộc.
- Tôi đã bảo rằng đất khô của bạn chỉ là hư vô, không có gì hết. Tôi hỏi và bạn đã xác nhận rằng đất khô là không. Không phải là gì hết thì là hư vô chứ còn gì.
- Được, rùa đáp, tốt lắm. Này bạn cá, nếu bạn quả quyết rằng đất khô là hư vô, không có gì hết thì cứ tiếp tục nghĩ như thế. Thực ra, ai đã biết nước và đất liền rồi thì chắc chắn sẽ chê bạn là con cá dại dột, vì quả quyết rằng những gì mà mình không biết là hư vô, là không có gì hết.
(Theo Truyện cổ Phật giáo)"
Tri thức thì vô cùng mà hiểu biết của chúng ta thì hạn hẹp. Trí tuệ vô ngã của bậc giác ngộ thì vô hạn mà tư duy hữu ngã của phàm phu thì giới hạn. Vì thế để hiểu, cảm thông và chia sẻ kinh nghiệm cũng như truyền trao tuệ giác cho nhau cũng không phải dễ dàng. Đó cũng là lý do vì sao trong một vài trường hợp Thế Tôn im lặng không trả lời và Lão Tử, bậc Thánh triết Trung Hoa cũng lạnh lùng "tri giả bất ngôn”.
Người biết thì không nói. Vì sao? Vì nói ra chắc cũng trớ trêu như chuyện rùa với cá. Toàn bộ tri thức và kinh nghiệm của cá chỉ từ mặt nước trở xuống đáy hồ thì làm sao cá có thể khái niệm được chuyện trên hồ. Cái thấy biết của cá cũng không hơn ếch ngồi đáy giếng là bao, ấy vậy mà cá còn dương dương tự đắc chế giễu rùa là khoác lác, thậm chí là “mê tín dị đoan” nữa cũng không chừng.
Khoa học hiện đại đã vén lên rất nhiều bức màn bí mật của thế giới tự nhiên. Nhân loại ngày nay sẽ không ngạc nhiên khi nghe kinh Phật nói "trong một bát nước có vô số vi trùng” hoặc "có vô số tinh cầu và thế giới trong vũ trụ bao la này”. Lại nữa, trạng thái vừa sóng vừa hạt của hạt quark mà ngành Vật lý Lượng tử phát hiện gần đây phải chăng là một cách trình bày khác của "sắc tức thị không” trong tuệ giác Bát Nhã. Thế nhưng những tuệ giác này được mấy ai thấu hiểu và sẻ chia khi Phật Thích Ca tuyên bố từ rất xa xưa.
Đó là chưa đề cập đến vấn đề tâm linh khi buông xuống gánh nặng tri thức, lắng đọng tất cả suy tư, xả ly tất cả tham ái để tham thiền nhập định thâm sâu đến khai ngộ, tuệ giác bùng vỡ siêu việt tất cả các phạm trù tương đãi nhị nguyên. Với tâm thái của bậc giác ngộ, vượt lên tất cả sự thấy biết thông thường thì chúng ta không thể nào đem cái "tình phàm” hạn hẹp của mình để "lượng Thánh”. Và nhất là, càng không nên dựa vào uy quyền hay sự đồng thuận của số đông hoặc trong khi chờ kết quả đong đếm của khoa học mà vội vàng lên án, phủ nhận, kết tội những gì mình không thấy, không biết là không có, hư vô.
Do vậy, thận trọng với những gì mình chưa hiểu biết trọn vẹn để tránh sự quy kết vội vàng là một thái độ khoa học và văn minh cần có trong các ứng xử hàng ngày. Nhất là trong lĩnh vực tâm linh thì càng nên thận trọng hơn. Bởi khi chưa giác ngộ hoàn toàn thì chúng ta chỉ là những "người mù sờ voi” hay như con cá tội nghiệp kia chỉ biết từ mặt nước trở xuống mà thôi.
"Thuở xưa có con cá sống dưới hồ nước cùng với con rùa. Một hôm rùa dạo chơi trên mặt đất trở về, gặp cá liền kể:
- Mấy hôm rày tôi đi một vòng trên đất khô.
- Đất khô à, cá lấy làm ngạc nhiên. Bạn nói đất khô, vậy đất khô là gì? Đất mà làm sao khô được? Tôi chưa khi nào thấy bùn đất mà khô cả.
Bản tánh ôn hòa, rùa nhỏ nhẹ đáp:
- Bạn nghĩ như vậy cũng tốt. Nhưng kỳ thực, những nơi mà tôi đi qua mấy hôm rày là mặt đất khô khan.
- Này bạn rùa, bạn nói rõ lại coi. Đất khô mà bạn nói ra làm sao, giống như cái gì? Nó có ẩm ướt không?
- Không.
- Đất khô có mát mẻ, êm dịu và dễ chịu không?
- Không.
- Đất khô có trong suốt và ánh sáng có rọi xuyên qua được không?
- Không.
- Đất khô có mềm mại để mình bơi lội trong ấy không?
- Không.
- Đất có di chuyển và trôi chảy thành dòng không?
- Không.
Cá rất bực mình với loạt trả lời không, không của rùa nhưng vẫn gặng hỏi.
- Đất có nổi sóng và tan ra thành bọt không?
- Không. Rùa thành thật trả lời.
Cá bỗng nhiên cười lớn, lộ vẻ hân hoan của người thắng cuộc.
- Tôi đã bảo rằng đất khô của bạn chỉ là hư vô, không có gì hết. Tôi hỏi và bạn đã xác nhận rằng đất khô là không. Không phải là gì hết thì là hư vô chứ còn gì.
- Được, rùa đáp, tốt lắm. Này bạn cá, nếu bạn quả quyết rằng đất khô là hư vô, không có gì hết thì cứ tiếp tục nghĩ như thế. Thực ra, ai đã biết nước và đất liền rồi thì chắc chắn sẽ chê bạn là con cá dại dột, vì quả quyết rằng những gì mà mình không biết là hư vô, là không có gì hết.
(Theo Truyện cổ Phật giáo)"
***
...
"BÀI HỌC ĐẠO LÝ:Tri thức thì vô cùng mà hiểu biết của chúng ta thì hạn hẹp. Trí tuệ vô ngã của bậc giác ngộ thì vô hạn mà tư duy hữu ngã của phàm phu thì giới hạn. Vì thế để hiểu, cảm thông và chia sẻ kinh nghiệm cũng như truyền trao tuệ giác cho nhau cũng không phải dễ dàng. Đó cũng là lý do vì sao trong một vài trường hợp Thế Tôn im lặng không trả lời và Lão Tử, bậc Thánh triết Trung Hoa cũng lạnh lùng "tri giả bất ngôn”.
Người biết thì không nói. Vì sao? Vì nói ra chắc cũng trớ trêu như chuyện rùa với cá. Toàn bộ tri thức và kinh nghiệm của cá chỉ từ mặt nước trở xuống đáy hồ thì làm sao cá có thể khái niệm được chuyện trên hồ. Cái thấy biết của cá cũng không hơn ếch ngồi đáy giếng là bao, ấy vậy mà cá còn dương dương tự đắc chế giễu rùa là khoác lác, thậm chí là “mê tín dị đoan” nữa cũng không chừng.
Khoa học hiện đại đã vén lên rất nhiều bức màn bí mật của thế giới tự nhiên. Nhân loại ngày nay sẽ không ngạc nhiên khi nghe kinh Phật nói "trong một bát nước có vô số vi trùng” hoặc "có vô số tinh cầu và thế giới trong vũ trụ bao la này”. Lại nữa, trạng thái vừa sóng vừa hạt của hạt quark mà ngành Vật lý Lượng tử phát hiện gần đây phải chăng là một cách trình bày khác của "sắc tức thị không” trong tuệ giác Bát Nhã. Thế nhưng những tuệ giác này được mấy ai thấu hiểu và sẻ chia khi Phật Thích Ca tuyên bố từ rất xa xưa.
Đó là chưa đề cập đến vấn đề tâm linh khi buông xuống gánh nặng tri thức, lắng đọng tất cả suy tư, xả ly tất cả tham ái để tham thiền nhập định thâm sâu đến khai ngộ, tuệ giác bùng vỡ siêu việt tất cả các phạm trù tương đãi nhị nguyên. Với tâm thái của bậc giác ngộ, vượt lên tất cả sự thấy biết thông thường thì chúng ta không thể nào đem cái "tình phàm” hạn hẹp của mình để "lượng Thánh”. Và nhất là, càng không nên dựa vào uy quyền hay sự đồng thuận của số đông hoặc trong khi chờ kết quả đong đếm của khoa học mà vội vàng lên án, phủ nhận, kết tội những gì mình không thấy, không biết là không có, hư vô.
Do vậy, thận trọng với những gì mình chưa hiểu biết trọn vẹn để tránh sự quy kết vội vàng là một thái độ khoa học và văn minh cần có trong các ứng xử hàng ngày. Nhất là trong lĩnh vực tâm linh thì càng nên thận trọng hơn. Bởi khi chưa giác ngộ hoàn toàn thì chúng ta chỉ là những "người mù sờ voi” hay như con cá tội nghiệp kia chỉ biết từ mặt nước trở xuống mà thôi.
(Theo Thường Tâm)"
***
Trở lại thời hiện đại, có vô số câu chuyện trên mạng xã hội, báo chí, truyền thông như câu chuyện của của Rùa và Cá ở trên. Chúng ta - những đàn cá nhao nhao trong cái ao bé nhỏ, chúng ta cứ ngỡ thế giới, bầu trời của chúng ta gói gọn ở trong cái ao này. Trong ao cũng có một vài con cá thông thái chứng minh được nhiều "định luật" để những con cá con từ đời này đến đời khác học theo. Có những con cũng chịu khó lắng nghe Rùa nói, không vội kết luận, phán xét Rùa, vì chúng biết Rùa đối xử tốt với các loài thế nào, kiến thức của Rùa, những bài học của Rùa đã giúp nó ra sao, và chúng cảm nhận được con người Rùa là thế nào chứ không phải nghe qua lời của những con cá khác nói... Bởi vì thế, những con cá đó - chúng tìm cách học hỏi, mở mang, trải nghiệm thực tế, luyện tập, chờ cơn mưa tới để vươn ra cái ao lớn hơn, ra sông, ra biển, biết đâu một ngày sẽ tìm thấy miền Đất khô tri thức...
Đâu đó, vang tiếng vài con cá đang cười khành khạch...
<Duy Thanh>
8/20/18
🔥 GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Chúng ta càng hào phóng, chúng ta càng vui vẻ. Chúng ta càng hợp tác, chúng ta càng có giá trị. Chúng ta càng nhiệt tình, chúng ta càng có năng suất. Chúng ta càng sẵn lòng phụng sự, chúng ta càng thịnh vượng.
The more generous we are, the more joyous we become. The more cooperative we are, the more valuable we become. The more enthusiastic we are, the more productive we become. The more serving we are, the more prosperous we become.
William Arthur Ward
William Arthur Ward
***
Ngày anh còn bé, anh vô tư nhưng mộng mơ nhiều. Anh ước mơ mình sẽ xây dựng một tổ ấm, một mái nhà tranh hai quả tim vàng. Ngày anh thanh niên, anh phát hiện đời này không chỉ có tim vàng mà cần phải chu cấp đầy đủ cho một gia đình nhỏ, anh đã dành biết bao thời gian phấn đấu không ngừng và trở thành một quản lý cấp trung.
Thu nhập của anh từ 2 triệu lên 4, lên 8, lên 16, lên 32 và tịnh tiến liên tục theo sự phấn đấu của chính bản thân. Anh bắt đầu để dành 10 triệu/ tháng và trong liên tục 10 năm để dành được một khoảng tiền kha khá trên 1,2 tỉ.
Anh tính toán mua một mảnh đất ở ngoại thành Bình Chánh 65 m2 với giá 650 triệu. Dự toán xây hoàn thiện 2 tầng cộng tầng thờ có sân thượng khoảng 1,4 tỉ, móng băng 2 phương khoảng 160 triệu. Tiền cửa hết 220 triệu. Nội thất thì vô vàn kiểu dáng, tạm tính 200 triệu.
Tính tổng toàn bộ ngôi nhà khoảng 2,6 tỉ. Anh suy đoán, để có đủ tiền thì phải thêm 10 năm cày bừa nữa, không thể chấp nhận công thức lâu như vậy.
Anh ngồi xuống, lấy giấy viết ra, viết từng nét kiên định mục tiêu đời mình. Một ngôi nhà, một cô vợ, 2 đứa trẻ và cuộc sống tốt đẹp hơn. Tổng ngân sách gần 3 tỉ. Anh quyết định cột mốc kế tiếp phải để dành mỗi tháng 20 triệu để rút ngắn thời gian.
Để hoàn thành điều này, anh quyết định tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân, một người yêu gia đình, người bạn tốt, nhân viên giỏi, một người phụng sự. Anh liệt kê những mối quan hệ trực tiếp của đời mình như gia đình, bạn bè, khách hàng, nhân viên, đồng nghiệp, đối tác, nhà cung cấp, sếp, cổ đông và ông chủ.
Anh cam kết với từng đối tượng, và luôn nhắc nhở bản thân “những gì mình không muốn người khác làm với mình thì đừng làm như vậy với họ”.
Với gia đình: đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, …
Với thầy cô: chuyên cần, học hỏi, lan tỏa tri thức, ...
Với bạn bè: chia sẻ, tử tế, …
Với đồng chí: cùng nhau hoàn thành ước mơ, ...
Với chính quyền: tuân thủ luật pháp, ...
Với khách hàng: luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu, …
Với nhân viên: công bằng, bao dung, dẫn dắt, đồng hành, …
Với đồng nghiệp: hợp tác, giúp đỡ, chính trực, …
Với đối tác: liêm chính, uy tín, …
Với nhà cung cấp: công nợ rõ ràng, đúng giờ đúng hẹn, …
Với sếp: trung thực, phụng sự, trách nhiệm, …
Với truyền thông: minh bạch, cập nhật thường xuyên, ...
Với cổ đông: gia tăng giá trị hằng năm, …
Với ông chủ: tôn trọng, trung thành, …
Với thầy cô: chuyên cần, học hỏi, lan tỏa tri thức, ...
Với bạn bè: chia sẻ, tử tế, …
Với đồng chí: cùng nhau hoàn thành ước mơ, ...
Với chính quyền: tuân thủ luật pháp, ...
Với khách hàng: luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu, …
Với nhân viên: công bằng, bao dung, dẫn dắt, đồng hành, …
Với đồng nghiệp: hợp tác, giúp đỡ, chính trực, …
Với đối tác: liêm chính, uy tín, …
Với nhà cung cấp: công nợ rõ ràng, đúng giờ đúng hẹn, …
Với sếp: trung thực, phụng sự, trách nhiệm, …
Với truyền thông: minh bạch, cập nhật thường xuyên, ...
Với cổ đông: gia tăng giá trị hằng năm, …
Với ông chủ: tôn trọng, trung thành, …

<nguồn st: Đỗ Nguyên>
8/18/18
BẢO VỆ
Tôi vừa chuyển sang một chỗ ở mới, tôi khá quan tâm về đội ngũ bảo vệ, kể cả bên nhà cũ, và bên nhà mới.
Họ có những tính giống nhau, và có những tính khác nhau. Nhưng chung quy lại, họ cũng đều có cái tôi, và có những nhu cầu cá nhân "cần thỏa mãn", đặc biệt là nhu cầu muốn được người khác tôn trọng, tôi thấy rất rõ ở những người làm bảo vệ - không phải tất cả, nhưng đôi khi, vài người thường có thói quen trịch thượng khi nói chuyện với những người làm bảo vệ, hay lao công.
***
Chắc do rảnh rỗi, tôi hay quan sát cách cư xử cũng như phản ứng của những người Bảo vệ ở những nơi tôi ở và làm việc. Công việc hàng ngày của họ là trông coi ra - vào của xe cộ và lượt người, họ tiếp xúc với nhiều người, điều đặc biệt là ở khu chung cư mới này, bảo vệ đa phần là mới, đều chưa có kinh nghiệm, họ được training dần dần qua quá trình làm việc và phản ứng của cư dân, có một số bạn còn là sinh viên mới ra trường đi làm tạm thời. Tôi tiếp xúc với họ từ lúc họ mới bắt đầu ở chung cư - cũng như tôi, lúc đầu họ khá thoải mái và thân thiện, nhưng về sau họ khá khắt khe và khó tính, không còn thoải mái như lúc trước, mặc dù có đôi khi tôi đem một số điểm chung giữa tôi và họ ra để bắt chuyện (có thể là đồng hương, hay đơn giản là lắng nghe họ nói)... Tôi cũng khá thắc mắc, lý do tại sao phong cách của họ lại chuyển biến nhanh đến thế?
Có lẽ, một phần họ được training từ cấp trên, một phần từ những thái độ phản ứng của người dân - hàng ngày họ tiếp xúc với hàng chục hộ, hàng vài chục người, người dễ chịu không sao, có người khó chịu, có người tỏ thái độ ra trò. Hẳn là, Bảo vệ họ cũng là con người, cũng có những nhu cầu tôn trọng, và đôi khi họ cũng thích thể hiện cái tôi, cái tầm quan trọng của họ, ta vì lời nói - ta chấp họ, rồi đôi bên cùng khó chịu, chẳng giải quyết được việc gì, họ vẫn làm ở đó và khó chịu khi nhìn thấy ta, và ta thì khục khoặc trên khắp diễn đàn cư dân... và ai cũng khó chịu, chẳng ai nghe ai, và cũng chẳng giải quyết được việc gì...
***
Tôi đã thử, hay mình hỏi họ xem thế nào...
Họ nói như chưa từng được nói...
Rõ, mới thấy nhu cầu cần thể hiện bản thân, cần được lắng nghe của con người ta lớn đến như thế nào! Nhu cầu này còn cao hơn nhu cầu Ăn, Uống, Sinh lý, Sinh hoạt... hàng ngày. Đáng tiếc, ít ai rõ điều này!
<Duy Thanh>
Họ có những tính giống nhau, và có những tính khác nhau. Nhưng chung quy lại, họ cũng đều có cái tôi, và có những nhu cầu cá nhân "cần thỏa mãn", đặc biệt là nhu cầu muốn được người khác tôn trọng, tôi thấy rất rõ ở những người làm bảo vệ - không phải tất cả, nhưng đôi khi, vài người thường có thói quen trịch thượng khi nói chuyện với những người làm bảo vệ, hay lao công.
***
Chắc do rảnh rỗi, tôi hay quan sát cách cư xử cũng như phản ứng của những người Bảo vệ ở những nơi tôi ở và làm việc. Công việc hàng ngày của họ là trông coi ra - vào của xe cộ và lượt người, họ tiếp xúc với nhiều người, điều đặc biệt là ở khu chung cư mới này, bảo vệ đa phần là mới, đều chưa có kinh nghiệm, họ được training dần dần qua quá trình làm việc và phản ứng của cư dân, có một số bạn còn là sinh viên mới ra trường đi làm tạm thời. Tôi tiếp xúc với họ từ lúc họ mới bắt đầu ở chung cư - cũng như tôi, lúc đầu họ khá thoải mái và thân thiện, nhưng về sau họ khá khắt khe và khó tính, không còn thoải mái như lúc trước, mặc dù có đôi khi tôi đem một số điểm chung giữa tôi và họ ra để bắt chuyện (có thể là đồng hương, hay đơn giản là lắng nghe họ nói)... Tôi cũng khá thắc mắc, lý do tại sao phong cách của họ lại chuyển biến nhanh đến thế?
Có lẽ, một phần họ được training từ cấp trên, một phần từ những thái độ phản ứng của người dân - hàng ngày họ tiếp xúc với hàng chục hộ, hàng vài chục người, người dễ chịu không sao, có người khó chịu, có người tỏ thái độ ra trò. Hẳn là, Bảo vệ họ cũng là con người, cũng có những nhu cầu tôn trọng, và đôi khi họ cũng thích thể hiện cái tôi, cái tầm quan trọng của họ, ta vì lời nói - ta chấp họ, rồi đôi bên cùng khó chịu, chẳng giải quyết được việc gì, họ vẫn làm ở đó và khó chịu khi nhìn thấy ta, và ta thì khục khoặc trên khắp diễn đàn cư dân... và ai cũng khó chịu, chẳng ai nghe ai, và cũng chẳng giải quyết được việc gì...
***
Tôi đã thử, hay mình hỏi họ xem thế nào...
Họ nói như chưa từng được nói...
Rõ, mới thấy nhu cầu cần thể hiện bản thân, cần được lắng nghe của con người ta lớn đến như thế nào! Nhu cầu này còn cao hơn nhu cầu Ăn, Uống, Sinh lý, Sinh hoạt... hàng ngày. Đáng tiếc, ít ai rõ điều này!
<Duy Thanh>
8/15/18
Ôi, Thanh Hoá!
Tôi là người Thanh Hoá, hàng ngày tôi vẫn nói ngọng hỏi ngã như cơm bữa. Tôi chẳng lấy làm xấu hổ, ngược lại tôi thấy vui thích mỗi khi bạn bè nhắc tôi về lỗi nói ngọng, vì tôi biết họ biết tôi Thanh Hoá!!! Và tôi biết người quê tôi sống thế nào? Tôi biết anh em tôi chơi với nhau ra sao. Đếch cần phải thể hiện.
***
"Cháu đừng làm biển số xe Thanh Hoá", "Ngoài này kỳ thị Thanh Hoá lắm ông ơi", "Dăm ba cái thằng Thanh Hoá, tránh xa nó ra"... Tôi cũng chịu, chả biết nói sao...
***
Đơn giản bạn cứ sống tốt đời bạn thôi. Còn ai hay chê Thanh Hoá, tôi mong tôi sẽ được gặp họ, nếu họ sống TỐT tôi sẽ học hỏi - đơn giản vậy thôi, vì tôi Thanh Hoá.
<Duy Thanh>
***
"Cháu đừng làm biển số xe Thanh Hoá", "Ngoài này kỳ thị Thanh Hoá lắm ông ơi", "Dăm ba cái thằng Thanh Hoá, tránh xa nó ra"... Tôi cũng chịu, chả biết nói sao...
***
Đơn giản bạn cứ sống tốt đời bạn thôi. Còn ai hay chê Thanh Hoá, tôi mong tôi sẽ được gặp họ, nếu họ sống TỐT tôi sẽ học hỏi - đơn giản vậy thôi, vì tôi Thanh Hoá.
<Duy Thanh>
8/12/18
5 CÂU NÓI CỦA TƯ MÃ Ý, NÊN GHI NHỚ
1. Người không được hèn, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải biết kính sợ đối thủ của mình
Sau khi Tào Duệ chết, Tào Sảng ngày càng hoành hành, độc đoán chuyên quyền, một tay thao túng, thăng chức cho Tư Mã Ý làm Thái Phó, kỳ thực là muốn khống chế quyền lực của ông trong triều đình.
Đối mặt với hàng loạt các sự việc ép bức người, học trò của Tư Mã Thứ là Trọng Hội đã khuyên ông như sau, "thưa thầy, thầy chịu ngồi cái vị trí Thái Phó mà bàn luận đạo lý hay sao?"
Lời khuyên của Trọng Hội phản ánh nội tâm vọng động của bản thân, muốn Tư Mã Ý làm điều gì đó để đối trọi với Tào Sảng, tranh giành lại địa vị trong triều đình.
Nhưng, Tư Mã Thứ lại không làm gì cả, ông đem sự việc của Dương Tu ra cảnh tỉnh Trọng Hội, "con người ta, không được hèn nhát, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải biết kính sợ đối thủ của mình"
Một câu nó đã thể hiện sự bản lĩnh của Tư Mã Ý, chẳng phải ông hèn nhát mà ông đang kính sợ kẻ địch.
***
2. Chớ có đem đá chọi đá, phải biết cách cúi đầu trước đứa ngu
Tào Sảng không thèm để ý tới Tư Mã Ý, ép Quách Thái Hậu rời cung, từ đó khống chế Hoàng đế nhỏ tuổi. Tư Mã Chiêu nóng giận nói với cha rằng, Tào Sảng thật quá đáng, đây chính là sỉ nhục nhà Tư Mã chúng ta, khi không thể nhẫn nhịn được nữa thì không nhẫn nữa.
Tư Mã Ý nghe vậy bình tĩnh đáp: "Tào Sảng đem so với Gia Cát Lượng thì thế nào?"
Tư Mã Chiêu đáp: "Như con kiến"
Tư Mã Ý bèn nói: "Đem đá trọi đá với đứa ngu thì đầu chỉ có chảy máu, chả phải quá ngu sao? Con người sống trên đời khó tránh được việc ngồi chung chiếu với kẻ ngu, mình phải học cách cúi đầu trước chúng".
***
3. Tôi chỉ muốn trọn đời trọn kiếp tai tôi nằm trong tay phu nhân
Trong phim có thể thấy Tư Mã Ý là người đàn ông "sợ vợ nhất". Thậm chí ông còn phát huy tình cảm đó tới mức muốn suốt đời bị vợ véo tai.
Mỗi lần véo tai, đều khiến người ta hồi tưởng lại những thời khắc ân ái mặn nồng, khiến người ta phải cảm động.
Khi Tư Mã Ý phò giúp Tào Phi, khi mọi người thiết yến trong phủ Tào Phi để uống rượu vui thú, Tư Mã Ý lại xuống bếp nấu cơm với Trương Xuân Hoa.
Khi thấy Trương Xuân Hoa làm nũng, ông an ủi nói rằng "tiệc bên ngoài có lớn đến mấy suy cho cùng thì cơm ăn vẫn không ngon, chung quy cơm nhà vẫn là ngon nhất". Một lời cũng đủ khiến Trương Xuân Hoa cảm thấy ấm áp.
***
4. Thần trước giờ không có kẻ địch, chỉ nhìn thấy bạn bè và những người thầy
Trong cuộc đời của Tư Mã Ý có 2 đối thủ lớn nhất.
Khi còn phò giúp cho Tào Phi thì đối thủ lớn nhất là Dương Tu, khi Dương Tu bị Tào Tháo xử tử, Tư Mã Ý chủ động xin Tào Tháo cho phép gặp Dương Tu.
Tào Tháo hỏi nguyên nhân, Tư Mã Ý bèn nói rằng: "Thần trước giờ không có kẻ địch, chỉ nhìn thấy bạn bè và những người thầy". Câu nói của ông đã làm động lòng Tào Tháo.
Đây là quy tắc xử thế và làm việc của Tư Mã Ý, ông luôn có lòng kính trọng những đối thủ của mình như Gia Cát Lượng, Dương Tu, thậm chí còn không để tâm những người đã từng hại mình, cả một cuộc đời sống trong chữ "Hòa".
Sau khi Gia Cát Lượng chết, Tư Mã Ý lấy nước thay rượu tế Khổng Minh, nước mắt tuôn trào, nếu như không có con trai nhắc rằng quân nước Ngụy đang đứng phía sau thì ông sẽ quỳ xuống mà tế lạy.
Ông tế Khổng Minh rằng: "Ông một đời thanh bạch, giống như bát nước vậy, tuy tôi với ông là địch thù với nhau, nhưng tôi luôn coi ông là tri ân, Khổng Minh, để tôi kính ông một lời, Tiên Sinh!".
***
3. Tôi chỉ muốn trọn đời trọn kiếp tai tôi nằm trong tay phu nhân
Trong phim có thể thấy Tư Mã Ý là người đàn ông "sợ vợ nhất". Thậm chí ông còn phát huy tình cảm đó tới mức muốn suốt đời bị vợ véo tai.
Mỗi lần véo tai, đều khiến người ta hồi tưởng lại những thời khắc ân ái mặn nồng, khiến người ta phải cảm động.
Khi Tư Mã Ý phò giúp Tào Phi, khi mọi người thiết yến trong phủ Tào Phi để uống rượu vui thú, Tư Mã Ý lại xuống bếp nấu cơm với Trương Xuân Hoa.
Khi thấy Trương Xuân Hoa làm nũng, ông an ủi nói rằng "tiệc bên ngoài có lớn đến mấy suy cho cùng thì cơm ăn vẫn không ngon, chung quy cơm nhà vẫn là ngon nhất". Một lời cũng đủ khiến Trương Xuân Hoa cảm thấy ấm áp.
***
4. Thần trước giờ không có kẻ địch, chỉ nhìn thấy bạn bè và những người thầy
Trong cuộc đời của Tư Mã Ý có 2 đối thủ lớn nhất.
Khi còn phò giúp cho Tào Phi thì đối thủ lớn nhất là Dương Tu, khi Dương Tu bị Tào Tháo xử tử, Tư Mã Ý chủ động xin Tào Tháo cho phép gặp Dương Tu.
Tào Tháo hỏi nguyên nhân, Tư Mã Ý bèn nói rằng: "Thần trước giờ không có kẻ địch, chỉ nhìn thấy bạn bè và những người thầy". Câu nói của ông đã làm động lòng Tào Tháo.
Đây là quy tắc xử thế và làm việc của Tư Mã Ý, ông luôn có lòng kính trọng những đối thủ của mình như Gia Cát Lượng, Dương Tu, thậm chí còn không để tâm những người đã từng hại mình, cả một cuộc đời sống trong chữ "Hòa".
Sau khi Gia Cát Lượng chết, Tư Mã Ý lấy nước thay rượu tế Khổng Minh, nước mắt tuôn trào, nếu như không có con trai nhắc rằng quân nước Ngụy đang đứng phía sau thì ông sẽ quỳ xuống mà tế lạy.
Ông tế Khổng Minh rằng: "Ông một đời thanh bạch, giống như bát nước vậy, tuy tôi với ông là địch thù với nhau, nhưng tôi luôn coi ông là tri ân, Khổng Minh, để tôi kính ông một lời, Tiên Sinh!".
***
5. Thua mà không đau, thua mà không nhục, cái cần học trước tiên là giỏi thua!
Sau khi thất bại trước trận đánh với Khổng Minh, hai người con của Tư Mã Ý đứng ngồi không yên, nôn nóng muốn báo thù rửa hận.
Ông bèn nói rằng: "Các người là đến đánh trận hay là đến đọ khí thế với người, những kẻ một lòng muốn thắng liệu có thắng cuối cùng hay không? Đánh trận, cái đầu tiên phải học là giỏi thua, thua mà không nhục, thua mà không đau, mới là kẻ cười sau cùng".
<sưu tầm>
8/8/18
THỔI KẸO CAO SU?
"Hồng ơi, cậu thổi kiểu gì mà nó kêu đèn đẹt thế" - đó là câu mình hỏi thằng bạn mình hồi lớp 11,12 không nhớ rõ lắm. Nó là thằng Hồng, gọi đầy đủ là Hồng Tính, từ lúc nó đẻ ra tóc nó đã đỏ choét nên bố mẹ nó đặt tên nó là Hồng (nếu không nhầm theo trí nhớ của mình). Hồi cấp 3 thi thoảng nó vẫn bị cô giáo chửi vì cái vụ "nhuộm tóc đỏ choét" - mặc dù đẻ ra tóc nó đã như thế.
***
Hồi cấp 3 thấy thằng Hồng Tính nó nổ kẹo cao su kêu, nghe lạ tai thật, mình cũng tò mò bảo nó "cậu dạy tớ phát", sau mấy lần nó chỉ lè lưỡi, dẹt kẹo, nhe răng các thứ, mấy hôm cũng thổi được quả đầu tiên. Lâu dần quen miệng đến giờ cũng phải thổi được chục phát một lúc.
***
Hôm nay, trên đường về, trong thang máy, vẫn còn cái kẹo nhai tóp tép từ lúc trên xe, lúc vào thang vẫn quen miệng thổi, có thằng cu tầm lớp 5, lớp 6, nó trố mắt trầm trồ: "chú làm kiểu gì thế chú? - Mày thích mai lên tầng 33 chú dạy, thổi được là vip nhất trường mày luôn... - mình nâng cao quan điểm =)))))".
Được cái cu con nhìn trố mắt trầm trồ, nghe xong nó cũng khoái!
***
Cu con kia cũng như mình hồi lớp 11 kia, mà mình cũng có những cái giống như cu con kia bây giờ!
Cái gì ta hơi hơi lạ lẫm, cái gì ta mới mới tiếp xúc đến, cái gì mà ta mới được biết, được hiểu, ta thấy: "ôi! xịn quá ta"... rồi dần dần khi ta làm được, ta lại thấy nó bình thường, cũng không "thần thánh" lắm.
Không biết những cái "thần thánh" ngoài kia thế nào nhỉ???
<Duy Thanh>
***
Hồi cấp 3 thấy thằng Hồng Tính nó nổ kẹo cao su kêu, nghe lạ tai thật, mình cũng tò mò bảo nó "cậu dạy tớ phát", sau mấy lần nó chỉ lè lưỡi, dẹt kẹo, nhe răng các thứ, mấy hôm cũng thổi được quả đầu tiên. Lâu dần quen miệng đến giờ cũng phải thổi được chục phát một lúc.
***
Hôm nay, trên đường về, trong thang máy, vẫn còn cái kẹo nhai tóp tép từ lúc trên xe, lúc vào thang vẫn quen miệng thổi, có thằng cu tầm lớp 5, lớp 6, nó trố mắt trầm trồ: "chú làm kiểu gì thế chú? - Mày thích mai lên tầng 33 chú dạy, thổi được là vip nhất trường mày luôn... - mình nâng cao quan điểm =)))))".
Được cái cu con nhìn trố mắt trầm trồ, nghe xong nó cũng khoái!
***
Cu con kia cũng như mình hồi lớp 11 kia, mà mình cũng có những cái giống như cu con kia bây giờ!
Cái gì ta hơi hơi lạ lẫm, cái gì ta mới mới tiếp xúc đến, cái gì mà ta mới được biết, được hiểu, ta thấy: "ôi! xịn quá ta"... rồi dần dần khi ta làm được, ta lại thấy nó bình thường, cũng không "thần thánh" lắm.
Không biết những cái "thần thánh" ngoài kia thế nào nhỉ???
<Duy Thanh>
8/6/18
GIẾT NGAY CON BÒ QUÝ GIÁ!!!
Hai thầy trò nọ ghé thăm 1 gia đình sống dưới mức nghèo khổ trong 1 túp lề tồi tàn. Cuộc sống của gia đình 8 người này được duy trì nhờ 1 con bò sữa. Đó là tài sản vô cùng quý báu của gia đình họ so với dân làng chung quanh. Trước khi bỏ đi, người thầy đã đâm chết con bò, trong sự sợ hãi và lo lắng tột cùng của người học trò.
Một năm sau, hai thầy trò quay lại chứng kiến một gia đình sống sung túc dưới một căn nhà đàng hoàng. Thì ra, không có con bò để vắt sữa, gia đình họ phải chống lại sự chết đói bằng cách phát hoang đất trồng lương thực; ban đầu chỉ là để khỏi chết đói, sau đó thì họ có nhiều lương thực để bán ra chợ và từ đó họ trở nên sung túc.
Bài học từ người thầy “con bò mà họ yêu quí như báu vật chính là sợi dây xích trói buộc cuộc đời họ với đói nghèo khổ cực. Chỉ khi mất đi sự an toàn giả tạo đó thì họ mới nhìn sang hướng mới”.
Ông thầy nâng tầm ý nghĩa câu chuyện:
"Nếu con có 1 công việc – dù con không thích – giúp con trả được nợ, sống sót và cũng tận hưởng được một vài tiện nghi nho nhỏ, thì con dễ dàng rơi vào cái bẫy hài lòng với suy nghĩ rằng ít nhất thì mình cũng có được một cái gì đó. Cuối cùng con biện minh rằng khối người muốn được như vậy mà có được đâu. Và vì thế con giữ nó hoài".
"Nếu con có 1 công việc – dù con không thích – giúp con trả được nợ, sống sót và cũng tận hưởng được một vài tiện nghi nho nhỏ, thì con dễ dàng rơi vào cái bẫy hài lòng với suy nghĩ rằng ít nhất thì mình cũng có được một cái gì đó. Cuối cùng con biện minh rằng khối người muốn được như vậy mà có được đâu. Và vì thế con giữ nó hoài".
Nghe xong lời dạy, người học trò, tìm “giết” con bò của mình, để bắt đầu một cuộc sống không có bò.
-------------------------------------------------
<Sưu tầm - trích từ sách "Ngày xưa có một con bò" của tác giả Camilo Cruz>
8/4/18
ĐAM MÊ LÀ CÁI GÌ?
Mỗi ngày, chúng ta đến nơi đi học, nơi làm việc, làm những công việc được cấp trên giao, buổi tối đi về với người có gia đình thì về với gia đình, vợ con, đi nhậu với bạn bè; chưa có gia đình thì đi giao lưu, đi chơi với bạn trai/bạn gái, không thì về nhà xem phim, nghe nhạc, đi học... Rồi ngày qua ngày, bỗng một ngày ta chững lại và cảm thấy cuộc sống trôi qua thật tẻ nhạt, công việc thì lắm áp lực, căng thẳng, làm việc rệu rạo và không hứng thú? Phải không?
***
Có một bộ phim của Ấn Độ mà tôi rất thích: "3 Idiots". Rancho hay nói một câu "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn!", nhiều người xung quanh, nhiều người thành công cũng hay khuyên chúng ta như vậy. Nhưng chúng ta có biết đam mê của mình là gì hay không? Câu trả lời cho câu hỏi: Đam mê của chúng ta là gì thực sự khá mơ hồ với hầu hết chúng ta bây giờ!
Đam mê thực sự là cái gì?
Bạn hỏi tôi, đam mê là gì? Theo anh, em nên phát triển theo hướng nào? Theo anh, em nên đam mê cái gì thì phù hợp?...Tôi không biết!... Nhưng, tôi sẽ kể cho bạn nghe điều này:
"...Khi tôi trải nghiệm một điều gì đó, một điều mới lạ, tôi kiên trì trải nghiệm, làm điều đó hàng ngày, trải qua những khó khăn, vấn đề, sẽ có lúc tôi thấy chán nản, có những lúc tôi mệt mỏi, có lúc muốn bỏ cuộc, nhưng tôi vẫn làm... dần dần điều đó có biến chuyển tích cực, tôi dần cảm thấy hứng thú hơn, rồi tôi kiếm được tiền từ đó hoặc tìm thấy niềm vui, hoặc bất kỳ cái gì tốt hơn từ đó... tôi cảm thấy thích thú và say mê hơn khi làm, tôi nhận ra làm điều đó đem lại cho tôi rất nhiều hứng khởi và năng lượng, rồi tôi gọi đó là Đam mê." Như bài viết của tôi bây giờ, nếu những chia sẻ của tôi là hữu ích, giúp bạn được một phần nào đó, hãy phản hồi cho tôi biết, tôi sẽ rất vui và có động lực để trải nghiệm và tiếp tục chia sẻ nhiều hơn nữa, và tôi tin chắc dần dần việc viết sẽ trở thành một Đam mê - Một niềm vui nho nhỏ mỗi ngày của tôi ^^.
Làm thế nào có thể biết được đam mê của chúng ta là gì và theo đuổi chúng?
Trước tiên, tôi xin hỏi bạn 3 câu hỏi:
1. Ngoài công việc thường ngày, buổi tối và lúc rảnh rỗi bạn làm gì?
2. Bạn có dám thay đổi bản thân, dám nói lên tiếng nói của mình để thay đổi môi trường và số đông hay không?
3. Bạn có dám bỏ công việc hiện tại để trải nghiệm những công việc khác mà bạn chưa chắc sẽ tốt hơn hay không?
"..." Bạn phân vân chưa trả lời được phải không? Bởi vì bạn sợ, bạn sợ sai, bạn sợ khác với đa số mọi người, bạn sợ thất bại, bạn sợ mệt mỏi, bạn sợ thử một cái gì đó chưa chắc chắn, bạn sợ sự đánh giá từ con mắt của những người xung quanh ...vv... có hàng trăm thứ nỗi sợ, nỗi lo sẽ ngăn bạn thay đổi!
Thuở thơ ấu, khi ta còn là một đứa trẻ vô lo vô nghĩ, ta bắt đầu khám phá thế giới theo cái cách vô tư, không sợ sai, không sợ hỏng, đôi khi bị đánh đòn hoặc la mắng vì những trò khám phá, nghịch ngợm dại dột... càng lớn bạn càng học được nhiều thứ từ những người xung quanh và của nền giáo dục, dĩ nhiên tư tưởng của bạn cũng phần nào theo họ; con người, cách nhìn sẽ hình thành từ những người xung quanh bạn (cả đời thực, mạng xã hội, và những phương tiện truyền thông). Ta cũng rụt rè hơn trước những quyết định và sự lựa chọn.
Mỗi người sẽ có một điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, hoàn cảnh khác nhau. Chẳng cuộc đời ai giống cuộc đời ai. Ta hãy ngừng so sánh mình với người khác, hãy thử ngay những thứ mà ta đang muốn làm, muốn học, thử tìm tòi, đọc sách, đọc những kiến thức mới mẻ, điều gì làm ta cảm thấy hứng thú, hãy thử xem, hãy trải nghiệm nó như thế nào, ta được phép sai, ta được phép thất bại, miễn là ta đừng bỏ cuộc và phải học được bài học trong thất bại của chính mình, đừng để thất bại đó là lãng phí. Hãy trải nghiệm công việc khác, hãy kiên trì mỗi ngày một chút, hãy đưa ra lựa chọn của chính bạn và bước đi, bạn sẽ tìm thấy Đam mê.
***
Bạn tôi ơi! Tôi cũng như bạn thôi, chúng ta cũng như nhau, đều là những đứa trẻ vội vàng lớn rồi hối hả cuộc sống, sống cuộc đời theo con mắt người khác, mà không sống cho chính mình. Có bao giờ trong căn phòng trống trải, sau những ngày rệu rạo, mệt mỏi, ta ngừng lại và tự hỏi ta đã làm gì với cuộc đời ta hay chưa?
***
Đến đây, bạn hãy thử bước một bước chân đầu tiên đi, mọi hành trình đều phải xuất phát từ bước chân đầu tiên. Steve Jobs nếu không thử bắt đầu lắp ráp máy tính từ một gara cũ thì cũng không có Apple, Mark Zuckerberg không tìm tòi nghiên cứu từ khi còn là sinh viên trong căn phòng ký túc xá thì cũng không có Facebook mà chúng ta dùng ngày hôm nay... Họ cũng có nhiều sở thích, nhưng thứ biến chuyển tích cực sẽ tiếp tục tạo động lực, năng lượng rồi dần trở thành Đam mê của họ.
Còn chúng ta thì sao? Hãy cùng tôi nhấc mông nhấc mông lên nào bạn ơi!
Tôi luôn ở đây để lắng nghe bạn, hãy chia sẻ cho tôi biết góc nhìn của bạn nhé!
<Duy Thanh>
-----------------
Bài sau: Dũng cảm có phải là không sợ?
8/3/18
Lãi suất 0%
"Chia sẻ gánh nặng"???
Các gói này có từ trước khá lâu, nhưng chỉ thực sự nở rộ khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng không còn được giải ngân nữa. Từ phân khúc nhà ở bình dân, gói hỗ trợ 0% lan rộng ra cả phân khúc trung cấp, cao cấp. Ngân hàng cho vay 70 – 80% giá trị căn hộ.
Từ đầu năm 2017 trở lại đây, hầu hết các dự án bất động sản đều đưa chương trình này ra như một chiêu marketing. Ví dụ, dự án XXX của Tổng công ty YYY áp dụng chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách hàng trong thời gian từ 20/5 – 20/6/2018. Khách hàng được hưởng mức lãi suất 0% trong 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng mua bán. Chủ đầu tư AAA sẽ hỗ trợ vay vốn tối đa 70% giá trị căn hộ và có mức chiết khấu lên đến 5,5%. Đồng thời, khách hàng sẽ được chiết khấu ngay 1% khi mua căn hộ thứ hai. AAA cũng đưa ra chương trình kéo giãn tiến độ thanh toán, giúp khách hàng có thêm thời gian chuẩn bị tài chính...vv...vv...
Những gói này đã tính toán kỹ càng, giảm không nhỏ gánh nặng mua nhà vào thời điểm hiện tại, giúp người thu nhập trung bình có cơ hội tiếp cận nhà ở không kém gói ưu đãi 30.000 ngàn tỷ đồng của Nhà nước trước đây. Hiểu nôm na, nếu được chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất 0% (thường tối đa 18 tháng đầu tiên), khách hàng sẽ chỉ chịu phần gốc trong 12 - 18 tháng đầu, sau đó mới bước vào chu kỳ trả nợ (gốc +lãi). Mức lãi suất 0% sẽ tính từ thời điểm ký hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng mua nhà.
"Việc đưa ra mức lãi suất như vậy là sự nỗ lực của chủ đầu tư, khi 12 – 18 tháng đầu tiên, chủ đầu tư sẽ chịu thay lãi cho người mua nhà. Vì thế nó hoàn toàn có lợi cho khách hàng, không có gì phải hoài nghi". NHƯNG: Hãy tỉnh táo, họ làm kinh doanh, họ phải có lợi nhuận, họ không cho không bạn cái gì cả!
Bẫy tài chính?
Dẫu vậy, một số chuyên gia bất động sản cho rằng đây chỉ là chiêu marketing của doanh nghiệp và ngân hàng. Không phủ nhận việc tạo cơ chế ưu đãi cho người mua nhà giờ là rất cần thiết, tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có khoản vay nào là miễn phí như quảng cáo.
Tại một số dự án, do không phải ngân hàng hỗ trợ lãi vay mà chủ đầu tư phải bỏ tiền bù lãi suất, họ sẽ phải tăng giá bán sản phẩm. Va để tạo tâm lý giá nhà vẫn rẻ, chủ đầu tư này phối hợp với các sàn tăng tiền chênh từ 50 - 100 triệu đồng lên thành 150 - 200 triệu đồng và vẽ vời thêm các tiện ích, vị trí đắc địa... Truyền thông sẽ làm bạn tin điều họ muốn bạn tin, bạn có tin không?
Các chương trình quảng cáo lãi suất 0% hỗ trợ mua nhà giống bẫy lãi vay đối với người mua nhà. Thời gian vay kéo dài 15-25 năm, lãi suất thả nổi trong khi người mua nhà làm công ăn lương với thu nhập cố định. "Ở nước ngoài, người dân vay mua nhà lãi suất rất thấp và lãi này ổn định trong nhiều năm. Tôi biết lãi suất cho vay mua nhà ở Singapore chỉ khoảng 3-4%/năm và ngân hàng giữ ổn định trong nhiều năm không đổi".
"Về nguyên tắc, không bao giờ có chuyện ngân hàng cho khách vay với lãi suất 0%".
Lãi suất 0% có thể lên tới 18 - 24 tháng, nhưng nhiều dự án đã triển khai được nửa thời gian thi công dự kiến, vì vậy, thực tế người mua không được hưởng bao nhiêu. Chưa kể, sau đó lãi suất lại thả nổi theo thị trường là rất rủi ro, bởi lẽ không người nào có thể chịu lãi suất thả nổi khi mua nhà kéo dài tới 20 năm, thậm chí 25 năm.
Chưa kể nếu bạn có thể tất toán trước hạn, bạn vẫn phải trả một khoản phần trăm tiền phạt nộp trước. Bạn phải hiểu ngân hàng không muốn bạn trả tiền sớm, họ muốn bạn trả lãi cho họ lâu dài! Họ làm kinh doanh, họ sẽ tìm cách để có lãi, họ không cho không bạn thứ gì cả, bởi vậy hãy tỉnh táo trước những khoản vay 0%, những thứ miễn phí!
<Sưu tầm và Biên tập>
---
Bài sau: Lãi suất kép tín dụng - kỳ quan thứ 8!
Subscribe to:
Posts (Atom)